Để mua được một căn nhà là điều khiến rất nhiều người băn khoăn lo lắng và dường như đã dành cả tâm huyết dành cho căn nhà mới này. Chính vì vậy, mọi nghi thức dành cho căn nhà đều rất được quan tâm, trong đó, đặc biệt quan tâm nhất đến những nguyên tắc chọn ngày nhập trạch. Đây là điều mà tất cả những gia chủ khi vào nhà mới đều cần biết để mang tới nhiều may mắn và an yên nhất.
Nhập trạch là gì?
Đối với những gia chủ vừa mới mua nhà, việc đầu tiên bạn cần quan tâm chính là việc hoàn tất những giấy tờ đăng ký chủ sở hữu đúng không? Đó là những thủ tục pháp lý cơ bản nhất của pháp luật. Còn đối với vấn đề tâm linh, những yêu cầu đầu tiên khi mua nhà mới chính là lễ nhập trạch.
Lễ nhập trạch được hình thành và phát triển từ rất lâu, đến ngày nay, nghi thức này vẫn được lưu truyền và trở thành một nghi thức quan trọng đối với những người vừa mua nhà mới, đang chuẩn bị dọn vào nhà mới để ở. Hình thức này có thể áp dụng được cho cả nhà mua và nhà xây.
Nghi lễ này được đánh giá là một trong những nghi lễ quan trọng của văn hóa tín ngưỡng tâm linh người Việt, đây cũng là một trong những nghi lễ cuối cùng để chính thức đón chào những thành viên mới vào ở trong căn nhà mới. Một trong những cách hiểu đơn giản nhất có thể hiểu rằng lễ nhập trạch là thủ tục đăng ký hộ khẩu với thần linh, thổ địa nơi ngôi nhà tọa lạc để mong được bao bọc và che chở.
Theo quan niệm của người đi trước, mọi mảnh đất đều mang theo những câu chuyện tâm linh vô cùng cổ kính, đó cũng chính là lý do giải thích cho việc mỗi vùng đất đều được cai quản và bảo vệ bởi một số thần linh riêng. Khi bạn đến sinh sống tại khu vực đó bạn cần nghi thức chào hỏi, kính lễ để mong muốn được thần linh phù hộ, vuốt ve che chở để may mắn và an bình sinh sống. Có thờ có thiêng, có kiêng có lành để mọi chuyện được thuận buồm xuôi gió.
Những nghi thức này cũng có những nguyên tắc riêng bắt buộc người chủ nhà cần quan tâm và đặc biệt lưu ý để nghi thức được diễn ra thuận lợi và đạt được nhiều điều gia chủ mong muốn nhất.
Lưu ý trước khi làm lễ nhập trạch
Lễ nhập trạch là một trong những nghi thức tâm linh quan trọng trước khi dọn vào nhà mới, chính vì vậy, gia chủ cần đặc biệt lưu ý đến những đồ dùng đầu tiên được mang vào căn nhà.
Bếp: Người ta thường ví không gian phòng bếp chính là trái tim một ngôi nhà, bởi đó là nơi tạo lửa, giữ hơi ấm cho toàn bộ gia đình. Chính vì vậy, bếp nên là nơi cần hoàn thiện chỉn chu nhất trước khi gia chủ vào ở nhà mới.
Bàn thờ: Đây là nơi để thờ cúng tổ tiên, thần linh cai quản xung quanh căn hộ của gia đình bạn. Chính vì vậy, ngay từ ngày đầu tiên đến nhà, bạn nên hoàn thiện khu vực này để có thể thờ cúng và dâng hương thành kính hơn. Không chỉ vậy, khu vực này cũng có thể được lựa chọn để bày biện cỗ bàn, bánh kẹo và bát hương ( những đồ dùng thiết yếu nhất đối với không gian bàn thờ)
Gạo nước: Những vật cúng này nên được mang theo từ nhà mới để có thể tạo nên sự thân thuộc, cũng là một cách thức tâm linh dùng để đánh dấu chủ quyền sở hữu của gia chủ đối với căn hộ mới này.
Một số đồ dùng thông thường trong gia đình như: chổi, chiếu, bàn ghế,… Những món đồ này có tác dụng tạo nên một không khí sống đơn giản ban đầu, giúp căn nhà có thêm sức sống hơn, bớt lạnh lẽo như trước khi có người vào ở.
Gia chủ nên lưu ý rằng cần lựa chọn những món đồ để mang vào nhà lúc dọn qua nhà mới, tuy nhiên không quá đặt nặng vào vấn đề món đồ đó là gì nhưng cũng không được đi tay không, đây sẽ bị xem là một hành động thiếu tế nhị.
Và cũng không cần quá cầu kỳ khi lựa chọn người đầu tiên bước chân vào nhà mới, tuy nhiên sự lựa chọn tốt nhất nên để trụ cột chính của gia đình bước vào đầu tiên, sau đó là người giữ lửa tổ ấm và tiếp theo là những thành viên khác trong gia đình. Đây cũng có thể xem như là một nghi thức giới thiệu và chào hỏi lần lượt từng thành viên trong gia đình dành cho ngôi nhà mới.
Những nguyên tắc chọn ngày nhập trạch bạn không nên bỏ qua
Một trong những vấn đề đặc biệt được quan tâm đối với việc nhập trạch chính là chọn ngày. Theo quan niệm tâm linh ngày xưa, người ta thường chọn những ngày đẹp để có thể thuận lợi và may mắn hơn. Vậy có nguyên tắc nào để lựa chọn ngày nhập trạch phù hợp nhất không?
Theo nghiên cứu tâm linh thì những ngày tối kỵ không nên chuyển nhà hoặc làm nghi lễ nhập trạch thường rơi vào những ngày sau:
– Ngày mùng 5, 14, 23: Ngày Nguyệt Kỵ
– Ngày mùng 3, 7: Ngày Tam Nương – Đại kỵ
Và đặc biệt gia chủ nên tránh những ngày: Sát chủ, Thụ tử, Trùng tang, Trùng phục, Thiên tai địa hoạ, Thập ác đại ma, Lục nhật phá quần,… Đây là những ngày xấu không phù hợp với việc chuyển nhà, cưới hỏi, nhập trạch và những công việc trọng đại.
Thực chất không có bất cứ một nguyên tắc chính thức nào để gia chủ lựa chọn ngày phù hợp. Chỉ cần tránh những ngày tối kỵ và lựa chọn một ngày phù hợ với tuổi của gia chủ để cử hành nghi lễ đều được.
Sau khi đã tránh những ngày cần tránh được nêu trên, gia chủ có thể dựa vào những quy luật thường dùng trong tâm linh như: quy luật tam hợp, tứ hành xung để lựa chọn ngày phù hợp nhất với gia chủ. Bạn nên nhớ về những ngày hợp tuổi tam hợp như: Dần – Ngọ – Tuất; Tỵ – Dậu – Sửu ; Hợi – Mão – Mùi ; Thân – Tý – Thìn.
Sau khi chọn được ngày đẹp thì đến bước chọn khung giờ hoàng đạo và sau cùng là chọn hướng nhà để cử hành nghi lễ để đón được nhiều phước lành nhất. Thường những nghi lễ này có thể được cử hành vào sáng sớm, thời điểm trong lành và thuần khiết nhất hoặc lúc giữa trưa khi ánh mặt trời lên cao nhất và lúc mặt trời bắt đầu lặn, thời
điểm tĩnh mịch và bình yên nhất. Đặc biệt không nhập trạch vào buổi tối.
Đặc biệt gia chủ nên lưu ý một vài điều nhỏ sau trong ngày nhập trạch:
– Không to tiếng, cãi nhau, quát mắng trẻ nhỏ trong ngày nhập trạch
– Mở vòi nước, đun nước sôi, mở tất cả các cửa để lưu thoáng khí cũng như mời đón thần linh ghé thăm gia đình trong lúc tiến hành lễ.
– Đặt chậu cây phong thủy trong nhà để tránh tà khí
Gia chủ có thể dựa vào một số kiến thức cơ bản như trên để nghiên cứu lựa chọn ngày nhập trạch phù hợp với bản thân. Từ đó mang lại nhiều thuận lời giúp gia đình yên ấm và an lành hơn.